VABA – Hội nhập khẩu và kinh doanh ô tô Việt Nam ra đời, hoạt động tích cực suốt 03 năm. Hội liên tục nhận được sự tín nhiệm đông đảo của nhiều thành viên, tổ chức.
Một tổ chức được sáng lập dưới tư cách pháp nhân sẽ được cấp phép hoạt động pháp lý độc lập khi nào? Vì sao VABA đạt được điều này? Cùng báo thương trường và pháp luật tìm hiểu.
1. Tư cách pháp nhân là gì? Vì sao 1 tổ chức cần có?
Hiệp hội tổ chức nào khi hình thành cũng giống việc 1 đứa trẻ ra đời vậy. Chào đời, chúng cần bạn cấp quyền khai sinh, đặt tên họ, trao quyền công dân…để sinh linh ấy có đẩy đủ các quyền lợi, nghĩa vụ hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam. Những thủ tục đó chính là tư cách pháp nhân của 1 doanh nghiệp.
Ví dụ về các đơn vị đã có pháp nhân như các bộ ban ngành Nhà Nước, các trường học bệnh viện, tòa án, trụ sở ủy ban, trạm y tế…Những tổ chức này được Nhà Nước thành lập hoặc được cơ quan có thẩm quyền cho phép thành lập, hoạt động dưới tư cách pháp lý của Nhà Nước.
Hiệp hội có quyền tham gia vào nhiều hoạt động pháp lý
Sạu khi được cấp phép, tổ chức hiệp hội đó có tư cách tham gia vào tất cả các hoạt động kinh doanh, kinh tế, chính trị, xã hội…theo đúng thể chế, chấp hành pháp luật. Được quyền tự do hoạt động, độc lập thu lợi nhuận và phát triển kinh doanh. Hơn nữa dưới sự bảo trợ của Nhà Nước, tổ chức đó là đơn vị được nâng cao uy tín, vị thế lên một tầm cao mới, thúc đẩy các thành viên tham gia tích cực, hiệu quả.
2. Điều kiện cần và đủ để cấp tư cách pháp nhân cho 1 tổ chức?
Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Được thành lập hợp pháp;
– Có cơ cấu tổ chức chặt chẽ;
– Có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó;
-Nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách độc lập.
3. VABA – Hội nhập khẩu và kinh doanh ô tô Việt Nam
Cũng như các đơn vị có tư cách pháp nhân khác, VABA Hội nhập khẩu và kinh doanh ô tô Việt Nam ra đời xuất phát từ sự đồng thuận cao của các thành viên. Trước nay hội hoạt động theo tôn chỉ: Độc lập, làm chủ kinh phí hoạt động, tổ chức, tự nguyện, tự quản, tự trang trải các khoản phi lợi nhuận.
VABA – Hội Nhập khẩu & Kinh doanh ô tô
Nhất là cho đến khi có được tư cách pháp nhân, hội cùng các thành viên VABA chủ chốt vẫn đồng thuận rằng: Tự trang trải, tự quyết về kinh phí của hội đồng thời tham gia chung vào các tổ chức kinh tế được nhà nước cấp quyền cho phép để tạo ra cơ hội kinh doanh chung, cùng hỗ trợ phát triển.
Nói rõ hơn, có nghĩa là VABA cùng các thành viên hội hoạt động không phải với mục đích đang kinh doanh thu lợi nhuận là chính. VABA là 1 hiệp hội để phục vụ cho nghề nghiệp, các doanh nghiệp, các hội viên liên quan đến ngành nghề nhập khẩu và kinh doanh xe ô tô. Tạo nên cộng động cùng chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau cùng tiến.
Đồng thời tạo nên tổ chức có thể cùng nhau đối mặt với biến động thị trường xe, hay đối phó với các thế lực chống phá, gây bất lợi đến từ bên ngoài. Qua đó phát triển, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng thêm lợi nhuận doanh thu đến từng thành viên, hội viên.
Nói như vậy hội tạo ra môi trường kinh doanh ô tô bằng nhiều biện pháp khác nhau. Hoạt động kinh doanh của hội gián tiếp hơn, phi lợi nhuận hơn và thực hiện ở nhiều lĩnh vực hơn.
Ông Bằng Nguyễn – Chủ tịch Hội Nhập khẩu & Kinh doanh ô tô Việt Nam
Mặt khác, khi sở hữu tư cách pháp nhân, VABA trở thành 1 nhân tố khả thi giúp cân bằng, “bù trừ” lấp chỗ trống của thị trường xe. Giúp chính phủ đưa ra những ý kiến, đóng góp cá nhân giải quyết những khúc mắc trong nhập khẩu kinh doanh xe hơi bằng các hoạt động diễn đàn, chia sẻ, tạo cơ hội, thách thức…
Đó cũng chính là sự khác biệt, cũng là đặc điểm hoạt động của VABA để các thành viên sắp tham gia với hội nắm được.